Hướng dẫn cách chọn mua găng tay bảo hộ mô tô dành cho người mới

Trên thị trường hiện nay đang xuất hiện rất nhiều những mẫu găng tay khác nhau với kiểu dáng cực kỳ đa dạng nhưng chất lượng lại hỗn tạp, không đồng đều. Hàng nhái, hàng kém chất lượng nhiều vô kể gây nhiễu thông tin, khiến các anh em không biết nên chọn mua thế nào để có được đôi găng tay phù hợp, vừa đẹp vừa đạt chuẩn an toàn. Sau đây, Gsports sẽ giới thiệu một số mẫu găng tay bảo hộ chính hãng đạt tiêu chuẩn về chất lượng và thẩm mỹ, đặc biệt là dành cho xe moto để anh em dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đôi găng tay bảo hộ phù hợp cho mình nhé

XEM THÊM: Mũ bảo hiểm LS2 ở Hà Nội

Một đôi găng tốt vừa có tác dụng bảo vệ vừa mang lại sự thoải mái để tận hưởng chuyến đi. sử dụng găng tay không đúng kích cỡ làm giảm độ linh hoạt trong cử động các khớp ngón tay cũng như trong việc điều khiển tay lái, tạo cảm giác khó chịu trong suốt chuyến đi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về sự khác nhau của từng loại găng tay và làm sao để tìm được một bộ găng phù hợp với mình.

Những tiêu chí trong lựa chọn găng tay bảo hộ cần quan tâm.

Thị trường đồ bảo hộ mô tô nói chung và găng tay bảo hộ nói riêng hiện nay khá phong phú về mẫu mã, đa dạng về thiết kế, chất liệu. Tùy thuộc vào nhu cầu của phượt thủ mà găng tay được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

⚑ Theo size:

Đôi găng tay quá rộng hoặc quá chật đều có ảnh hưởng lớn đến quá trình điều khiển mô tô. Quá rộng khiến người sử dụng cảm giác không thoải mái, không tự tin khi điều khiển xe, thời tiết lạnh thì tay tê cóng; quá chật khiến tay bị bóp chặt, lưu thông máu kém, tê tay khi đi lâu, ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của chuyến phượt dài ngày.

Những tiêu chí trong lựa chọn găng tay bảo hộ cần quan tâm.
Những tiêu chí trong lựa chọn găng tay bảo hộ cần quan tâm.

⚑ Theo loại:

Thông thường, khi điều khiển xe trong thành phố, đoạn đường ngắn thì sự lựa chọn là găng tay xỏ ngón để dễ dàng trong mọi thao tác xử lí, còn nếu là những tour phượt dài ngày thì dài tay là lựa chọn an toàn và hợp lí.

⚑ Theo chất liệu:

Tùy thuộc vào giá tiền, mục đích sử dụng mà người điều khiển mô tô sẽ lựa chọn găng tay bảo hộ có chất liệu khác nhau bởi mỗi chất liệu thường đi kèm các tính năng riêng biệt. Một vài chất liệu thường xuất hiện trên thị trường như: da (bò, cừu,..), vải, vải nilong tổng hợp…

Găng tay mô tô sử dụng chất liệu gì?

Có ba loại vật liệu được sử dụng để may găng tay: da thuộc, vải dệt may hoặc kết hợp cả da và vải.

Găng tay da

Găng tay da có tuổi thọ lâu đời tương đương với xe máy. Da có đặc tính là rất bền và thoải mái khi sử dụng. Dùng một thời gian chúng sẽ thay đổi hình dạng cho phù hợp và vừa vặn, như găng tay da thì mang một thời gian sẽ giãn ra theo hình dạng bàn tay người mang. Tuy nhiên đây được xem là loại chất liệu cao cấp và đắt tiền nhưng tồn đọng một số nhược điểm: thoát nhiệt kém gây nóng, khả năng chống nước kém nên không phù hợp sử dụng để lái xe đường dài. Nếu bạn đang tìm kiếm một đôi găng tay để sử dụng trên các track đua như ở Đại Nam thì chắc chắn phải đầu tư vào chất liệu da do độ chống mài mòn vượt trội hơn so với găng vải. Nhưng nếu bạn sử dụng vào mục đích đi tour thì nên tham khảo những mẫu găng tay da có lỗ thông hơi tốt, giảm cảm giác nóng khi phải đeo lâu dài.

Găng tay được dệt từ vải và sợi tổng hợp

Công nghệ dệt may tiên tiến đã cho phép nhà sản xuất tích hợp nhiều tính năng hơn vào một đôi găng tay, chẳng hạn như khả năng chống thấm, giữ ấm hoặc thông hơi thoáng khí. Vì thế găng tay dệt may bằng vải ngày nay thích hợp sử dụng trong nhiều điều kiện thời tiết, điều kiện chạy xe cũng như mục đích khác nhau. Tuy nhiên chất liệu vải sẽ không giãn ra theo hình dáng bàn tay sau một thời gian như găng tay da, do đó găng tay vải không đảm bảo vừa vặn và thoải mái theo thời gian sử dụng.

XEM THÊM: Tư vấn cách chọn quần áo bảo hộ moto đi phượt tốt nhất tại Hà Nội

Găng tay moto kết hợp da và vải dệt

Mẫu găng tay này là sự kết hợp những ưu điểm của cả hai chất liệu da và vải. Trên đôi găng, da được thiết kế đặt tại những vị trí có khả năng tiếp xúc mặt đường cao, chẳng hạn như lòng bàn tay, do da có độ chống mài mòn cao nên khi tiếp xúc với mặt đường trong trường hợp té ngã sẽ bảo vệ tay người lái tốt hơn. Những chỗ còn lại được dệt bằng vải và tích hợp những công nghệ khác vào đôi găng như chống thấm, giữ ấm, thông hơi… Bằng việc kết hợp hai loại chất liệu, người ta có thể tạo ra những đôi găng tốt nhất cho từng điều kiện hoạt động khác nhau.

Phân loại găng tay xe máy theo mục đích sử dụng

Găng tay được thiết kế phù hợp cho từng mục đích và điều kiện sử dụng cụ thể. Găng tay đi mưa hoặc sử dụng vào mùa lạnh chắc chắn không thể giống găng sử dụng hằng ngày được, hay bao tay chống nắng ai lại dùng cho mang vào mùa đông nhỉ. Găng tay chuyên dụng dùng để lái mô tô cũng vậy, được phân ra theo từng mục đích, điều kiện lái xe khác nhau. Có 5 loại chính: găng tay chuyên dụng cho trường đua, găng tay cho sport và street bike, găng tay touring, găng dành cho các dòng xe adventure, và găng tay cào cào.

Găng tay moto dùng trong trường đua

Găng tay đua được thiết kế để sử dụng trong điều kiện lái xe ở tốc độ cao nhất và khắc nghiệt nhất. Găng tay đua làm bằng chất liệu da, thiết kế dài qua khỏi cổ tay và có thể có đai cố định gắn chặt do găng phải đảm bảo luôn nằm trên tay kể cả khi người lái văng khỏi xe và bảo vệ hoàn toàn cả bàn tay lẫn cổ tay người lái. Ngoài ra, găng còn được tích hợp nhiều công nghệ như gia cố đốt xương chỏm bàn tay và đốt ngón tay, gia cố ngón út, và nhiều công nghệ khác dành riêng cho trường đua. Tất nhiên, với bấy nhiêu thứ tích hợp vào đó tạo nên tính năng bảo vệ vượt trội, thì cái giá đi kèm không hề rẻ chút nào.

Găng tay street và sport

Nếu bạn là tín đồ đam mê tốc độ, dành nhiều thời gian trên một con yamaha R6 hoặc CBR thì chắc bạn không lạ gì với loại găng tay này. Găng tay street và sport kế thừa nhiều điểm chung với găng tay chạy trường đua, tích hợp các miếng đệm, giáp ở các đốt ngón tay và xương chỏm bàn tay, đuôi găng kéo dài qua cổ tay, đặc biệt các ngón tay có đệm silicon để có thể dùng màn hình cảm ứng điện thoại. Loại găng này vẫn có ba loại vật liệu là da, vải hoặc da và vải kết hợp để cho bạn lựa chọn.

Găng tay street và sport
Găng tay street và sport

Găng tay touring

Để đi tour, đi phượt hoặc đơn giản bạn cần một bộ găng tay duy nhất cho mọi điều kiện và địa hình hoạt động, thì găng tay touring chính là cái bạn cần. Găng tay touring thường sử dụng vải, hoặc vải kết hợp da, đuôi găng kéo dài qua cổ tay. Găng tay touring được thiết kế để lái xe thời gian dài dưới trời nắng hoặc trời mưa, giữ ấm và thông hơi cho bàn tay của bạn. Kèm với nhiều công nghệ khác được tích hợp, găng touring có giá không mấy dễ chịu, nhưng rất đáng để đầu tư vì chỉ cần một đôi loại này bạn đã có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Găng tay touring
Găng tay touring

Găng tay ADV – Adventure

Đây là loại găng tay dành riêng cho người đi những dòng xe thể thao hoặc địa hình phân khối lớn, đúng như với tên gọi của nó là găng tay ADV. Những mẫu găng tay cổ ngắn được làm từ vải dệt hoặc kết hợp da và vải.

Găng tay ADV - Adventure
Găng tay ADV – Adventure

Dòng găng tay ADV vừa ưu tiên bảo vệ bàn tay dưới những tác động bên ngoài vừa giúp người lái giữ được sự khéo léo, linh hoạt khi điều khiển xe. Mẫu găng tay này được ưa chuộng bởi các tay lái những dòng xe ADV hoặc thể thao phải dịch chuyển liên tục qua lại các điều kiện địa hình khác nhau, chẳng hạn như từ đường phố sang đường mòn và lại chuyển ngược lại đường phố.

Găng tay cào cào 

Các mẫu găng tay cào cào đều có thiết kế gọn, nhẹ và trọng tâm là giữ được cảm giác chân thật khi lái xe. Do đó, nó bị tiêu giảm chức năng bảo vệ bàn tay khỏi tác động bên ngoài nên mẫu găng tay này không phù hợp để chạy phố. Những tay chơi cào cào thường ưu tiên hơn việc kiểm soát tay lái và di chuyển linh hoạt nên họ bỏ qua sự hỗ trợ từ những bộ áo giáp cồng kềnh hay thậm chí những đồ bảo hộ chống mòn. Vì thế chỉ cần một lớp bảo vệ mỏng, thoáng là vừa đủ để sử dụng. Cấu tạo từ sợi vải dệt mỏng nhưng độ bền cao nên một đôi găng cào cào có thể sử dụng qua tận 2 mùa nắng mưa ở Việt Nam. Thật may cho những tay chơi cào cào vì chúng không quá đắt đỏ.

Găng tay cào cào 
Găng tay cào cào

Cách đo kích thước tay để chọn cỡ găng tay moto vừa vặn nhất

Kích thước của găng tay được chia theo tiêu chuẩn kích thước của Mỹ và Châu Âu nên bạn có thể dựa vào nguồn gốc của nhà sản xuất để chọn đúng kích cỡ cho mình. Tuy nhiên, vẫn có một vài ngoại lệ cho một số mẫu găng tay nhất định, chúng tôi sẽ ghi chú rõ ràng trên trang thông tin nếu có bất kỳ sự khác biệt nào trong số các sản phẩm. Hầu hết găng tay theo chuẩn kích thước của Mỹ sẽ bị dư một chút khoảng trống bao quanh lòng bàn tay và ngón tay, và nhìn chung các ngón tay thì ngắn hơn. Ngược lại, găng tay theo chuẩn châu Âu thì vừa vặn hơn, mỏng hơn với ít khoảng trống bị dư ra xung quanh lòng bàn tay. Một đôi găng tay phù hợp thì nên vừa khít với toàn bộ bàn tay. Các đầu ngón tay của bạn phải chạm tới phần đỉnh ngón của găng và không nên để bất cứ chỗ nào quá lỏng lẻo.

Sự vừa vặn rất quan trọng kể cả đối với găng tay để đảm bảo găng luôn ở trên tay để bảo vệ tốt nhất trong trường hợp xảy ra va chạm. Ngoài việc bảo vệ, nó còn có vai trò tạo cảm giác khi điều khiển. Nếu găng quá chật sẽ hạn chế cử động tay, kém linh hoạt. Găng quá rộng, lỏng lẻo sẽ dễ bó chụm lại gây khó chịu.

XEM THÊM: Top 5 thương hiệu mũ bảo hiểm nổi tiếng trên thế giới được ưa chuộng nhất tại Việt Nam

Cách chọn đúng kích thước găng tay

Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn một đôi găng tay phù hợp thì trước tiên hãy xem xét đến mục đích sử dụng, sau đó lựa chọn kích cỡ vừa vặn dựa vào tiêu chuẩn Mỹ hoặc Châu Âu. Về kích thước bàn tay, bạn có thể sử dụng thước dây (thước dây dùng để đo kích thước bộ phận cơ thể) để đo chiều rộng và chu vi bàn tay. Nếu không có thước dây thì có thể dùng một đoạn dây để đo sau đó ứng chiều dài với thước kẻ. Ứng chỉ số chiều rộng, chu vi bàn tay với bảng kích thước găng để tìm ra số đo của mình.

Cách đo size vòng tay
Cách đo size vòng tay
Cách đo size vòng tay
Cách đo size vòng tay

Để đo chính xác chiều rộng lòng bàn tay, đặt dây thước đo xuống mặt bàn hoặc mặt phẳng và đặt lòng bàn tay lên trên thước đo để đo khoảng rộng nhất của lòng bàn tay, tương tự đối với bàn tay còn lại. Do đôi bàn tay chúng ta thường có sự chênh lệch nhỏ trong kích cỡ nên hãy sử dụng số đo lớn hơn để so với bảng kích thước nhé.

Nếu nhà sản xuất sử dụng chu vi của bàn tay trên bảng kích thước, hãy dùng thước dây đo bao quanh lòng bàn tay và phần khớp xương phía sau (không bao gồm ngón tay cái) và giữ dây căng để đo được chính xác kích cỡ. Sau đó, chỉ cần tra bảng kích thước là sẽ biết được kích thước găng vừa vặn với mình.

Bước cuối cùng không kém phần quan trọng là thử găng. Hãy mang đôi găng tay mới và leo lên xe cầm lái, thử các thao tác điều khiển: bẻ lái qua trái hoặc phải, bóp phanh, nhấn còi… giống như khi chạy xe bình thường trên đường, đồng thời cảm nhận độ thoải mái, linh hoạt, găng có quá rộng hay bó chặt hay không. Nếu găng mang vừa khít thì đừng lo, với chất liệu da nó sẽ co dãn từ 10 đến 15 phần trăm sau 15 đến 20 giờ chạy xe.

Trên đây là một vài phân tích mà gsports đã gợi ý về việc chọn lựa găng tay bảo hộ, ngoài ra người điều khiển mô tô cũng cần quan tâm kiểu dáng, thương hiệu, vị trí bảo hộ… của găng tay nói riêng cũng như đồ bảo hộ mô tô nói chung để có lựa chọn phù hợp nhất.

===============================

Đặt hàng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0969293928/0902121482

Hệ thống cửa hàng Gsports tại Hà Nội

  • Cơ sở 1: 396 Đường Láng, Đống Đa
  • Cơ sở 2: 224 Đường Bưởi, Ba Đình
  • Cơ sở 3: 175 Đặng Tiến Đông, Đống Đa

Bài viết liên quan