Những điểm cần biết khi chọn mũ bảo hiểm an toàn nhất!

Mũ bảo hiểm hiện nay có nhiều loại và đa dạng kiểu dáng. Mũ bảo hiểm tốt sẽ bảo vệ bạn và gia đình khỏi những tai nạn không mong muốn. Cùng gsports tham khảo bài viết dưới đây để chọn những chiếc mũ tốt và phù hợp nhất nhé!

XEM THÊM: Thùng xe máy Givi E43NTL – Mẫu thùng vuông được ưa chuộng

Phân loại mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm hiện nay trên thị trường được chia ra thành các loại Fullface (mũ bảo hiểm cả đầu), Modular, Motocross, Jet, Openface (nón 3/4), Half face (mũ bảo hiểm nửa đầu).

Theo thứ tự đưa ra ở trên và cấu tạo mũ, hiện nay mũ Fullface là loại mũ an toàn nhất, xếp cuối cùng chính là mũ nửa đầu. Tuy nhiên mũ nửa đầu vẫn có ưu điển riêng đó là nhẹ hơn, dễ dàng và tiện lợi hơn khi đi đường gần

Mũ bảo hiểm an toàn là mũ như thế nào?

Trên thị trường mũ bảo hiểm hiện nay, có nhất nhiều thương hiệu, dòng nón, model khác nhau với giá chênh lệch từ 1 cho đến vài chục triệu đồng. Có phải chỉ mỗi giá trị thương hiệu là thước đo về giá tiền, chất lượng?! Không hẳn như vậy. Vậy điều gì làm nên một chiếc mũ bảo hiểm an toàn

Điều gì làm nên một chiếc mũ bảo hiểm an toàn?
Điều gì làm nên một chiếc mũ bảo hiểm an toàn?

Để làm ra được một chiếc mũ fullface an toàn, có lúc lên đến cả $1000 (USD), nhà sản xuất phải đổ rất nhiều chất xám vào nghiên cứu cũng như mua những công nghệ và vật liệu tốt để tạo thành.

Tại sao Gsports chỉ nói riêng mũ fullface? Bởi vì độ an toàn mũ fullface được đánh giá cao nhất trong các dạng mũ nón đi xe motor, xe máy.

Vì sao nón bảo hiểm an toàn có giá cao? (hoặc rất cao)

Với nón bảo hiểm, có nhiều yếu tố quyết định giá như thương hiệu, kiểu dáng thời trang, lớp sơn, lớp vải lót, khí động học, thiết kế thông thoáng gió, cách âm… Bài viết này chỉ bàn về yếu tố an toàn vì để nói hết thì hơi lan man.

Một chiếc nón bảo hiểm có độ an toàn cao thường có 3 yếu tố cơ bản: lớp vỏ ngoài cứng cáp, lớp xốp đệm bên trong mềm và lớp mút lót êm ái, dày dặn.

XEM THÊM: Tiêu chí chọn nón, mũ bảo hiểm Avex Long Biên Hà Nội

Lớp vỏ ngoài nón bảo hiểm

Khi có va chạm thì lớp vỏ nón đảm bảo cho nón không bị vỡ thành từng mảnh, không làm lớp xốp đệm tiếp xúc trực tiếp va chạm. Có rất nhiều chất liệu giúp tạo nên lớp vỏ cứng cáp:

  • Dễ vỡ và nguy hiểm nhất là nhựa hàn nhiệt. Nhựa này chế tạo đơn giản, nấu nhựa nóng lên chảy ra đổ vào khuôn ép thế là ra cái nón, vì thế nó rất rẻ tiền. Khi vỡ nhựa này tạo thành mảnh to, cạnh sắc, nguy hiểm cho người đội.
  • Tiếp theo là Polycarbonate, cũng là một loại nhựa hàn nhiệt nhưng cao cấp hơn một chút, nó khá cứng và vỡ thì không thành mảnh lớn mà nứt vụn. Ưu điểm dễ thấy là rẻ, nhược điểm là nặng. Trung bình nón bảo hiểm có vỏ làm từ Polycarbonate có trọng lượng từ 1,4kg trở lên
  • Mũ trung bình khá trở lên làm từ các vật liệu composite. Vật liệu này được kết hợp từ một vật liệu dạng sợi chịu kéo tốt và một vật liệu gắn kết tạo cứng. Ví dụ dễ hình dung nhất về composite là bê tông cốt thép, đấy chính là loại composite được sử dụng rộng rãi nhất. Với mũ bảo hiểm composite phổ biến thường là sợi thủy tinh, sợi aramid, sợi carbon, kevlar… kết hợp với epoxi resine (là một loại nhựa 2 thành phần rất cứng) có vai trò như xi măng trong bê tông vậy.
  • Composite sợi thủy tinh Fiber glass là loại rẻ tiền nhất trong mũ composite, nhưng nó tốt hơn những loại nhựa đúc sẵn. Giá thành tương đối, trọng lượng nhẹ hơn nhựa.
  • Composite kết hợp nhiều loại sợi, có thể lớp ngoài là kevlar, trong là aramid, fiber glass, carbon sẽ tạo ra những tính chất khác nhau như độ cứng, độ đàn hồi và nhẹ.
  • Việc chế tạo các vật liệu composite này rất phức tạp, đầu tiên là phải làm thủ công, tay nghề cao, việc đổ khuôn epoxi và sấy sao cho nó đạt độ cứng tốt nhất cũng rất phức tạp và đòi hỏi nhiều bí quyết, công nghệ tiên tiến.
Mũ bảo hiểm là gì? Có bao nhiêu loại? Nên mua loại nào?
Mũ bảo hiểm là gì? Có bao nhiêu loại? Nên mua loại nào?

Chính vì thế để có một chiếc nón bảo vệ đầu tốt, an toàn thì nhà sản xuất phải nghiên cứu và chế tạo rất công phu.

Tiêu biểu nhất anh em hay nghe nói tới là vỏ nón làm bằng chất liệu Carbon (hay sợi carbon). Chất liệu cao cấp nhất của vỏ (hay các phần ốp trên xe). Cấu trúc dạng sợi Carbon, đan xen nhiều lớp tạo nên kết cấu bền chắc, cứng cáp nhất, không vỡ mà lại có trọng lượng nhẹ nhất trong các loại kể trên. Công đoạn thực hiện hoàn toàn bằng thủ công khiến giá thành sản phẩm làm bằng Carbon cao nhất.

Mút xốp màu trắng bên trong mũ có tác dụng gì?

Mút xốp trắng bên trong không kém phần quan trọng, vì nó giúp giảm tối đa lực tác động và dàn đều lực ra – tản lực nhằm giảm tác động trực tiếp vào điểm va chạm gây chấn thương não. Mũ bảo hiểm an toàn thì lớp mút xốp này phải đạt hiệu quả hấp thụ – tản lực cao nhất!

  1. Lớp xốp của mũ rẻ tiền thường là cứng hơn mũ đắt tiền, còn vỏ thì lại dễ vỡ hơn.
  2. Chọn mũ cho thật vừa vặn – đúng size là cực kỳ quan trọng cũng vì nó giúp xương sọ của bạn tiếp xúc đồng đều với lớp mút xốp để khi xảy ra va chạm, nó dễ dàng hấp thụ lực và đạt hiệu quả cao nhất (do các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh).
  3. Có một điều dễ gây lầm tưởng đó là mũ bảo hiểm sau khi va chạm rồi mà không vỡ thì có thể dùng tiếp! Điều này hoàn toàn không đúng. Nhiều anh em nghĩ đây là chiêu bán hàng của nhà sản xuất. Thật ra là khi xảy ra va chạm, chiếc mũ tốt sẽ không vỡ hay nứt lớp vỏ mũ nhưng lớp xốp bên trong sẽ biến dạng do hấp thụ lực va chạm. Vì thế nếu tiếp tục đội mũ nó sẽ không đảm bảo hấp thụ lực tốt ở lần va chạm tiếp theo.
  4. Tại sao mũ đắt tiền mới có lớp xốp mềm EPS (Expandable Poly-Styrene) mềm? Vì họ tự làm khuôn đúc luôn cả khối EPS theo hình dạng và size mũ. Còn mũ rẻ tiền họ lấy tấm EPS có sẵn rồi cắt gọt tương đối thành form mũ rồi ép nhiệt để có được hình dạng chuẩn, thậm chí ghép nhiều mảng miếng vào mới tạo được khối xốp tròn của mũ. Quá trình ép nhiệt làm EPS bị tăng cường độ và cứng hơn mất rồi. Điều này vô tình làm giảm hiệu quả bảo vệ, giảm khả năng tản lực va đập.
  5. Ngoài ra thì với mũ cao cấp, lớp xốp EPS này cũng có cường độ cứng mềm khác nhau thay đổi theo từng vị trí trên đầu, nơi nào xương sọ cứng hơn nó sẽ cứng hơn, nơi dễ bị tổn thương, mật độ xốp sẽ giảm để dễ hấp thụ va chạm. Anh em có thể kiểm chứng bằng cách ấn tay vào từng vị trí ở lớp EPS để cảm nhận. Lưu ý: ấn vừa phải thôi
Các tiêu chí chọn mua mũ bảo hiểm đạt chuẩn đúng cách
Các tiêu chí chọn mua mũ bảo hiểm đạt chuẩn đúng cách

Trong các hãng mũ bảo hiểm an toàn danh tiếng, Arai là hãng Nhật Bản, hãng rất bảo thủ trong vấn đề an toàn, như anh em đã biết họ không sản xuất mũ lật hàm (vì không an toàn bằng mũ fullface). Nhưng hơn nữa là họ không sản xuất cả mũ có lớp kính râm ẩn bên trong trán, vì với họ điều này tạo một khoảng trống 4-6mm giữa lớp xốp ở trán với lớp vỏ cứng gây mất hiệu quả hấp thụ lực.

XEM THÊM: Địa chỉ lắp thùng GIVI ở Hà Nội

Lớp mút lót dày dặn ôm sát má và đỉnh đầu?

Đôi lúc anh em dễ thấy đội nón đúng size đầu mà cảm giác đội cực fit, ôm sát má làm gò má độn cao, đỉnh đầu bó vào gây hầm hơi. Điều này Gsports đã nói ở trên, đội mũ vừa vặn – đúng size là cực kỳ quan trọng cũng vì nó giúp xương sọ của bạn tiếp xúc đồng đều với lớp mút xốp để khi xảy ra va chạm, nó dễ dàng hấp thụ lực và đạt hiệu quả cao nhất.

Cho nên, nếu đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu, anh em cố gắng đội nón đúng size. Ngoài ra tùy từng hãng nón sẽ có thiết kế mút lót khác nhau mang đến trải nghiệm khác nhau. Tiêu biểu có hãng HJC mút lót vô cùng dày dặn và êm nhằm mang lại trải nghiệm “dễ thở” hơn cho anh em đội nón ôm fit. Các hãng high-end khác cũng tập trung kĩ vào vấn đề này nhằm đảm bảo người đội không đội nón lớn hơn size đầu gây rộng, có khoảng hở thoải mái.

Thêm nữa, chất liệu mút lót nón cao cấp sẽ mau khô, hút ẩm, kháng khuẩn và mùi. Tuy nhiên, nếu dùng lâu thì anh em vẫn nên vệ sinh mút lót cho sạch sẽ.

Lớp kính chắn gió đóng vai trò gì?

Kính chắn gió cũng rất quan trọng, nó phải làm bằng vật liệu rất khó vỡ, có độ đàn hồi, nhưng độ trong suốt tốt, đồng đều để quan sát tốt mà không mỏi mắt. Mũ tốt thì đi buổi đêm cũng đỡ bị lóa mắt bởi ánh đèn xe đối diện hơn.

Những điều cần biết khi chọn mua mũ bảo hiểm
Những điều cần biết khi chọn mua mũ bảo hiểm

Đa số dòng nón tầm trung trở lên đều tích hợp nút Pinlock nhằm để anh em gắn miếng phim chống đọng sương hãng Pinlock lên mặt trong kính. Giúp việc chạy xe không đọng sương hơi thở mặt kính gây cản tầm nhìn, mất an toàn khi lái xe.

Tóm lại, khi mua một chiếc mũ bảo hiểm người bán mũ thường hay nói: cái đầu trị giá tỉ lệ thuận với cái mũ bảo hiểm mình đội. Tuy nhiên thì cũng tùy mục đích sử dụng mà anh em chọn mũ cho phù hợp. Nếu đi tour thì mũ cần tiện lợi, thông gió cách âm tốt, trọng lượng nhẹ, bảo vệ là quan trọng nhưng không cần quá tốt như mũ đua. Nếu chạy track thì an toàn lại luôn là mấu chốt, các thứ khác đều có thể gạt sang 1 bên. Chọn ngay dòng mũ bảo hiểm an toàn tầm trung trở lên, đội đúng size, để đảm bảo an toàn cao nhất có thể!

Nên mua nón bảo hiểm trong tầm giá nào? Mua mũ bảo hiểm uy tín ở đâu?

Nếu bạn có điều kiện hãy chọn mua 1 chiếc mũ có giá hơi cao 1 chút (đi kèm chất lượng).

Lưu ý, nhiều nón mắc tiền chưa hẳn đã tốt, bởi vậy hãy cầm nón lên xe thật kỹ, tham khảo ý kiến từ nhiều người rồi hãy ra quyết định mua. Bạn đang mua một chiếc nón để sử dụng trong nhiều năm, nên hãy dành thời gian để lựa chọn kỹ!

Với đại đa số người dùng, tầm giá từ 3 trăm – 6 trăm là dễ mua và chất lượng cũng khá ổn. Có khá nhiều sự lựa chọn cho bạn ở tầm giá này nên bạn cứ thoải mái lựa chọn.

XEM THÊM: Thùng GIVI có tốt không? Có nên lắp thùng GIVI không?

Hiện nay gsports hân hạnh được nhập khẩu chính hãng các loại mũ bảo hiểm chất lượng cao. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi mua hàng tại gsports.vn. Hãy truy cập ngay để xem nhiều sản phẩm khác hơn nữa hoặc gọi về Hotline:

===============================

Đặt hàng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0969293928/0902121482

Hệ thống cửa hàng Gsports tại Hà Nội

  • Cơ sở 1: 396 Đường Láng, Đống Đa
  • Cơ sở 2: 224 Đường Bưởi, Ba Đình
  • Cơ sở 3: 175 Đặng Tiến Đông, Đống Đa

Bài viết liên quan